Nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông , ngày 8/12, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV với chủ đề "Sản xuất thông minh".
Tham dự Hội thảo có: PGS.TS Nguyễn Long Giang - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin; GS.TS Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch CLB Khoa -Trường -Viện CNNT -Truyền thông Việt Nam (FISU); đại diện Trường Đại học Kỹ Thuật - Hậu cần CAND, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Tạp chí An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã, Trường Đại học CNTT&TT Thái Nguyên; thành viên các ban chuyên môn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tác giả bài báo, báo cáo đến từ các trường, viện nghiên cứu trên toàn quốc.
Về phía Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội có PGS.TS.Trần Đức Quý - Hiệu trưởng, Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; PGS.TS.Phạm Văn Bổng - Phó Hiệu trưởng, TS.Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng, Phó trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; cùng giảng viên và sinh viên nhà trường.
Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: Thời gian vừa qua, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn quan tâm đầu tư và đã đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Để có được thành quả đó, nhà trường luôn chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thúc đẩy các nghiên cứu quốc tế uy tín. Đồng thời, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
TS.Nguyễn Văn Thiện nhấn mạnh: Hội thảo khoa học là cơ hội để trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành một trong những điểm đến của tri thức và sáng tạo khoa học. Nhà trường sẽ có những đóng góp tích cực về mặt học thuật cũng như công tác tổ chức để góp phần vào sự thành công của Hội thảo VNICT 2022.
Thay mặt ban chương trình hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Long Giang – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin khẳng định: Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV "Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông" là diễn đàn được tổ chức thường niên nhằm giúp những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác.
Đặc biệt hội thảo khuyến khích các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình, khuyến khích trưng bày giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ và những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
Hội thảo VNICT 2022 đã nhận được hơn 100 báo cáo gửi về cho ban tổ chức. Thực hiện phản biện nghiêm túc, khoa học và khách quan, Ban tổ chức đã chọn ra 49 bài cáo cáo đăng trên kỷ yếu của hội thảo; 07 bài đăng trên chuyên san “Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT&TT” (Tạp chí TT&TT – Bộ TT&TT); 04 bài đăng trên chuyên san “Nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực An toàn thông tin" (Tạp chí An toàn thông tin – Ban cơ yếu chính phủ).
Hội thảo đã lắng nghe các báo cáo chất lượng đến từ các nhà nghiên cứu. Trong đó, báo cáo “Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong An toàn thông tin” của PGS.TS.Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật Mật mã và “Các nghiên cứu liên quan đến giải mã hệ gen và giới thiệu dự án 1000 Gen người của Viện VinBigData” của TS.Võ Sỹ Nam, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các thành viên tham dự.
Với chủ đề “Sản xuất thông minh”, các nhà khoa học, các chuyên gia đã thảo luận và chia sẻ những ý tưởng mới, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong việc phát triển các hệ thống thông minh; Mã nguồn mở; Giáo dục điện tử, đào tạo từ xa; Xử lý ngôn ngữ; Các hệ thống nhúng; Các hệ thống tích hợp; Thực tại ảo; An toàn thông tin; Công nghệ tri thức và tính toàn mềm; Điện toán đám mây; CNTT trong kinh tế - xã hội;...
Sau phiên toàn thể, Hội thảo đã chia thành 3 ban chuyên môn: Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; Khai phá dữ liệu và học máy; Công nghệ mạng và điều khiển, tự động hóa. Theo Ban chuyên môn, các báo cáo tham dự hội thảo năm nay thực sự cấp thiết, mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÃ DIỄN RA:
Lịch báo cáo tại các tiểu ban:
Tên viết tắt: Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin (CSDL & HTTT); Khai phá dữ liệu và học máy (KPDL & HM); Công nghệ mạng, điều khiển, tự động hóa (CNM, ĐK & TĐH)Phòng | 8/12/2022 10h00 – 12h00 |
8/12/2022 13h30 – 15h15 |
8/12/2022 15h30 – 16h45 |
---|---|---|---|
P1 | CSDL & HTTT 1 | CSDL & HTTT 3 | CSDL & HTTT 5 |
P2 | CSDL & HTTT 2 | CSDL & HTTT 4 | |
P3 | KPDL & HM 1 | KPDL & HM 2 | KPDL & HM 3 |
P4 | CNM, ĐK & TĐH 1 | CNM, ĐK & TĐH 2 |
P1: P.1004 tầng 10 Tòa A1; P2: P.1005 tầng 10 Tòa A1; P3: Phòng Hội thảo Khoa CNTT tầng 6 Tòa A1; P4: Phòng Hội thảo Khoa Điện tử tầng 12 Tòa A1. Khai mạc tại Hội trường tầng 4.
Danh sách phân về các tiểu ban (sắp xếp theo ID)
ID | Tên báo cáo | Tác giả | Tiểu ban | Trạng thái |
---|---|---|---|---|
1 | Ứng dụng mô hình PhoBERT để cải thiện khả năng tương tác người dùng của ứng dụng Chatbot trên miền tiếng Việt | Nguyễn Xuân Dũng, Trần Tiến Dũng | CSDL & HTTT 1 | Đã BC |
3 | Thử nghiệm mô hình kết hợp VGG16-XGBoost cho bài toán phân loại hình ảnh rác thải | Trần Quý Nam | CNM, ĐK & TĐH 1 | Đã BC |
4 | Nhận dạng các tham số hệ động cơ áp điện trên cơ sở thuật toán DREM | Nguyễn Bá Huy, Quản Trọng Thế, Võ Quốc Đạt, Nguyễn Quang Cường | CNM, ĐK & TĐH 1 | Đã BC |
5 | Nghiên cứu các phương pháp khai phá dữ liệu giáo dục để dự đoán kết quả học tập của sinh viên | Trần Hải Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hoàng Tiểu Bình | KPDL & HM 1 | Đã BC |
6 | Xây dựng ứng dụng hỗ trợ an toàn trong lái xe bằng công nghệ AI | Trần Thanh Hùng, Lê Anh Tuấn | CNM, ĐK & TĐH 1 | Đã BC |
7 | Phương pháp học đồng thời cho hệ suy diễn mờ phức trong không gian đối với bài toán phát hiện biến đổi ảnh viễn thám | Lê Trường Giang, Lê Hoàng Sơn, Nguyễn Trường Thắng, Nguyễn Long Giang, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn Văn Lương, Phùng Thế Huân, Phạm Bá Tuấn Chung | CSDL & HTTT 1 | Đã BC |
8 | Tổng quan về mạng nơron min-max mờ và ứng dụng | Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Quang Huy, Vũ Thị Dương, Vũ Đình Minh, Nguyễn Anh Thái | CSDL & HTTT 1 | Đã BC |
10 | Một tiếp cận tối ưu tốc độ thuật toán nhị phân Otsu dựa trên mô hình MapReduce | Nguyễn Tu Trung, Nguyễn Huy Đức | KPDL & HM 1 | Đã BC |
11 | Kỹ thuật phát hiện nhanh va chạm của chất liệu vải tương tác trong môi trường thực tại ảo | Nghiêm Văn Hưng, Đặng Văn Đức, Nguyễn Văn Căn, Hoàng Việt Long, Trịnh Hiền Anh | KPDL & HM 1 | Đã BC |
13 | Phát hiện giọng nói với mạng kết hợp CNN-BiLSTM | Nguyễn Đăng Hải, Nguyễn Gia Huy, Phạm Minh Hoàng, Đỗ Đức Hào | KPDL & HM 3 | Đã BC |
14 | Nhận dạng tiếng nói tiếng Việt bằng mô hình Conformer-Transducer kết hợp với mạng SpecAug | Lê Đình Luân, Nguyễn Trần Hoàn Duy, Phạm Minh Hoàng, Đỗ Đức Hào | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
16 | Combining rule-based approach and CNN-BiLSTM for normalizing numbers in Vietnamese raw text | Cuong Dang-Cao, Hoan-Duy Nguyen-Tran, Hoang Pham-Minh, Hao Do-Duc | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
17 | Chẩn đoán y tế sử dụng phương pháp học chuyển giao dựa trên mạng nơron min-max mờ | Vũ Thị Dương, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đức Lưu, Vũ Đình Minh, Nguyễn Thái Cường | KPDL & HM 1 | Đã BC |
18 | Analysis and implementation of machine learning to forecast Vietnamese students' depression levels | Nguyen Hoang Anh Tu, Pham Le Duc Thinh, Nguyen Thanh Binh, Loan T.T. Nguyen | KPDL & HM 2 | Đã BC |
19 | Ước lượng nhiễu bất định hệ điều khiển động cơ nam châm vĩnh cử tự nâng hướng trục | Ngô Mạnh Tùng, Đặng Đình Chung, Lê Thị Ngọc Oanh | CNM, ĐK & TĐH 1 | Đã BC |
20 | Khai phá nhanh tập phần tử lợi ích cao định lượng có trường hợp lợi ích âm | Nguyễn Thị Thùy Trâm, Nguyễn Thị Xuê, Đỗ Thị Mai Hường, Nguyễn Mạnh Hùng | CSDL & HTTT 1 | Đã BC |
22 | Nâng hiệu hiệu quả dự báo khách hàng rời bỏ dịch vụ ngân hàng sử dụng kỹ thuật học kết hợp mô hình học sâu | Vũ Văn Hiệu, Trương Hải Nam | KPDL & HM 2 | Đã BC |
23 | Một ứng dụng của phân cụm bán giám sát mờ an toàn trong hỗ trợ phát hiện vùng sạt lở trên ảnh viễn thám | Phạm Quang Nam, Nguyễn Long Giang, Nguyễn Hoàng Minh, Trần Mạnh Tuấn, Phùng Thế Huân, Ngô Văn Quận | CSDL & HTTT 1 | Đã BC |
24 | Về một phương pháp rút gọn thuộc tính cho bảng quyết định theo tiếp cận topo mờ trực cảm | Trần Thanh Đại, Nguyễn Long Giang, Trần Thị Ngân, Hoàng Thị Minh Châu, Vũ Thu Uyên, Vương Trung Hiếu | CSDL & HTTT 2 | Đã BC |
25 | Dùng Inception Score trong lựa chọn mẫu sinh ta từ mạng GAN để giải quyết vấn đề mất cân bằng dữ liệu | Trần Võ Khánh Ngân, Trần Cao Đệ | KPDL & HM 2 | Đã BC |
26 | Một phương pháp kết hợp học máy hiệu quả để định vị trong nhà sử dụng sóng WiFi | Ngô Văn Bình, Vũ Văn Hiệu | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
27 | Ứng dụng mô hình Deep Learning để phát hiện cảm xúc khuôn mặt và hỗ trợ chẩn đoán stress qua biểu hiện cảm xúc khuôn mặt | Trần Thị Huệ, Võ Trương Như Ngọc, Lê Công Thiện, Nguyễn Quốc Hoàn, Trần Mạnh Tuấn, Vũ Anh Tuấn, Trịnh Văn Hà, Đinh Thu Khánh, Lê Hoàng Sơn | CSDL & HTTT 2 | Đã BC |
29 | Mô hình hệ học chuyển giao mờ và ứng dụng | Lương Thị Hồng Lan, Triệu Thu Hương, Nguyễn Long Giang, Lê Hoàng Sơn, Vũ Thị Khánh Trình | CSDL & HTTT 2 | Đã BC |
30 | Nghiên cứu toán tử tăng cường ảnh tối và ứng dụng trong tăng cường chất lượng nhị phân ảnh tối | Nguyễn Thị Loan, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn Tu Trung, Nguyễn Văn Chính | CSDL & HTTT 2 | Đã BC |
31 | Nâng cao hiệu quả tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng phân hoạch đồ thị | Nguyễn Thị Lan Phương, Ngô Quốc Tạo, Đào Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Phú Hưng | CSDL & HTTT 2 | Đã BC |
32 | An Ontology-based Sentiment Analysis Approach To Discovering Hidden Affected Objects | Le Anh Phuong, Nguyen Minh Duc, Nguyen Dinh Hoa Cuong, Nguyen Thi Huong Giang | KPDL & HM 2 | Đã BC |
33 | Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nâng cao hiệu quả ứng dụng tìm kiếm trong mạng diện rộng của Đảng và mạng Internet | Đào Văn Thành, Trần Thanh Tùng, Trần Đức Minh | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
35 | Phân cụm bán giám sát sử dụng mạng nơron min-max mờ dựa trên biểu quyết theo nhóm | Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Đức Toàn, Vũ Đình Minh, Vũ Quang Hưng | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
37 | Một số mô hình học kết hợp cho bài toán chẩn đoán bệnh trên cây trồng | Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Viết Dương | CNM, ĐK & TĐH 1 | Đã BC |
38 | Hệ gợi ý mua sắm dựa theo phiên làm việc với mô hình mạng học sâu đồ thị | Nguyễn Tuấn Khang, Nguyễn Tú Anh, Mai Thúy Nga, Nguyễn Hải An, Nguyễn Việt Anh | KPDL & HM 2 | Đã BC |
39 | A comprehensive study on Water Quality Prediction Using Machine Learning and Deep Learning | Michael Omar, Tran Thi Ngan, Raghvendra Kumar, Nguyen Long Giang, Phung The Huan | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
40 | Một phương pháp biến đổi dữ liệu gene để nâng cao hiệu quả trong tìm kiếm tương đồng | Vương Quang Phương, Nguyễn Cường, Lê Thị Thùy Giang, Đỗ Thị Loan, Đinh Đức Lương, Hoàng Đỗ Thanh Tùng | KPDL & HM 2 | Đã BC |
41 | Một phương pháp xây dựng hệ thống nhận dạng hành vi của người trong thời gian thực dựa trên các thuật toán học máy | Nguyễn Quang Huy, Trần Đức Nghĩa, Đào Tô Hiệu, Trần Đức Tân, Vũ Thị Thương, Đỗ Xuân Trung | KPDL & HM 1 | Đã BC |
42 | Extrapolated nonstandard numerical schemes for solving an epidemiological model for computer viruses | Pham Hoai Thu, Hoang Manh Tuan | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
43 | Automatic Test Data Generation for Embedded System Models Using Combinatorial Testing | Do Thi Bich Ngoc | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
45 | A modified version of DC Algorithm for Indefinite Quadratic Programming | Tran Hung Cuong, Dang Trong Hop | CSDL & HTTT 3 | Đã BC |
46 | Dự báo trên tập dữ liệu lớn chuỗi thời gian sử dụng phương pháp giảm chiều dựa vào hàm nhân và ứng dụng | Đỗ Văn Thành, Nguyễn Minh Hải | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
47 | Enrich textual information for Hierarchical-Attention Text Encoder in Local Citation Recommendation | Thi N. Dinh, Phu Pham, Giang L. Nguyen, Bay Vo | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
48 | Using Graph Convolution Neural Networks for Solving Mixed integer Linear Programs | Nguyen Thi My Binh, Dao Hoang Long, Nguyen Van Thien, Pham Hong Thai | KPDL & HM 3 | Đã BC |
49 | Đề xuất ứng dụng giải pháp phân lớp nhị phân trong bài toán DGA Botnet cho phát hiện địa chỉ IP độc hại | Tống Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Cương, Nguyễn Việt Anh, Hoàng Việt Long | KPDL & HM 3 | Đã BC |
50 | Rút gọn thuộc tính trong bảng quyết định đầy đủ theo tiếp cận xác suất phân lớp của hạt thông tin lân cận mờ | Phạm Minh Ngọc Hà, Trần Văn Sinh, Trần Thanh Đại, Cao Chính Nghĩa, Nguyễn Long Giang | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
51 | Một kỹ thuật chuẩn đoán bệnh viêm da cơ địa sử dụng mạng học sâu | Vũ Văn Hiệu, Nguyễn Anh Minh | KPDL & HM 3 | Đã BC |
52 | Approach to collaborative fuzzy clustering in large data analysis | Trong Hop Dang, Dinh Sinh Mai, Do Viet Duc, Long Thanh Ngo | KPDL & HM 3 | Đã BC |
53 | A semi-supervised fuzzy co-clustering algorithm for data classification | Dinh Sinh Mai, Trong Hop Dang, Van Nha Pham, Long Thanh Ngo | KPDL & HM 3 | Đã BC |
55 | Cải tiến chính sách lưu trữ dữ liệu trong mạng hướng nội dung | Lê Phong Dũ, Phan Thị Xuân Trang | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
56 | Phương pháp tiến hóa CS-RAM giải bài toán MS-RCPSP và ứng dụng trong việc lập kế hoạch sản xuất thông minh | Đặng Quốc Hữu, Nguyễn Thế Lộc | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
57 | Phát hiện trang bị bảo hộ lao động cá nhân trong các công trường xây dựng dựa trên mạng nơ-ron học sâu YOLOv7 | Nguyễn Văn Thiện, Đỗ Mạnh Tuấn, Kim Đình Thái, Lê Xuân Hải, Hà Mạnh Hùng, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Lê Hoàng, Đặng Hải Bình | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
58 | Thuật toán rút gọn không gian sinh ứng viên dựa trên items đồng xuất hiện trong khai thác tập phổ biến | Phan Thành Huấn | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
59 | Về một thuật toán gia tăng sử dụng khoảng cách phân hoạch mờ tìm tập rút gọn khi bổ sung tập thuộc tính | Hồ Thị Phượng, Nguyễn Long Giang, Khuất Thị Bình, Trương Đức Phương | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
61 | Phát hiện thiết bị trên lưới truyền tải điện cao thế 110 kV sử dụng kỹ thuật học sâu | Trịnh Hiền Anh, Nguyễn Thị Thanh Tân, Bùi Xuân Hùng, Đoàn Ngọc Duy | KPDL & HM 3 | Đã BC |
62 | Rút gọn thuộc tính cho bảng quyết định theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm dựa trên độ đo khoảng cách miền giới hạn của lát cắt α | Phạm Việt Anh, Nguyễn Long Giang, Nguyễn Ngọc Thủy, Vương Trung Hiếu, Bùi Hải Đăng, Nguyễn Xuân Hoàng | CSDL & HTTT 4 | Đã BC |
63 | Phát triển mô hình TOPSIS cho lựa chọn điểm đến du lịch trong môi trường neutrosophic phức thời gian | Đỗ Thị Thu Hiền, Bùi Đức Thọ, Nguyễn Thọ Thông, Nguyễn Long Giang | CSDL & HTTT 5 | Đã BC |
64 | Xây dựng hệ thống nhận diện cử chỉ, hành vi của con người dựa trên hình ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho giao tiếp robot dạng người thông minh | Hà Thị Kim Duyên, Đoàn Quang Khởi, Nguyễn Anh Minh, Ngô Mạnh Tiến, Bùi Đức Khánh, Dương Tuấn Dũng | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
67 | Xây dựng hệ thống so sánh độ tương đồng giữa hai văn bản tiếng Việt sử dụng mạng nơron tích chập | Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Mười Phương, Trần Thị Lụa, Đoàn Văn Linh, Lê Quang Khôi Nguyên | CSDL & HTTT 5 | Đã BC |
68 | Kết hợp phát hiện nồng độ cồn và lái xe ngủ gật giúp lái xe an toàn | Nguyễn Hồng Giang, Nguyễn Hữu Tấn Phát | CSDL & HTTT 5 | Đã BC |
69 | Xây dựng thuật toán điều khiển thích nghi mờ mặt trượt động điều khiển bám quỹ đạo cho Mecanum Robot | Nguyễn Minh Đông, Đỗ Quang Hiệp, Phạm Ngọc Minh, Ngô Mạnh Tiến, Bùi Văn Bắc, Chu Văn Vương | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
70 | Mô hình hóa và điều khiển bám quỹ đạo tay máy cộng tác Cobot UR 6 bậc tự do | Hà Thi Kim Duyên, Trương Thị Bích Liên, Nguyễn Minh Dương, Nguyễn Đức Thắng, Ngô Mạnh Tiến, Bùi Đức Khánh, Dương Tuấn Dũng | CNM & ĐK, TĐH 2 | Đã BC |
71 | Kỹ thuật tư vấn nhóm dựa trên tập mờ trực cảm và ứng dụng | Nguyễn Như Sơn, Cù Nguyên Giáp, Lê Hoàng Sơn, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn Long Giang, Dương Thị Thu Huyền, Dương Thị Thanh Loan | CSDL & HTTT 5 | Đã BC |
74 | SVM-variant: a machine learning algorithm for fake news detection on a real dataset | Nguyễn Thanh Tùng, Trần Tiến Dũng | CSDL & HTTT 5 | Đã BC |
Một số hình ảnh về hội thảo:
TS Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp HN phát biểu chào mừng.
PGS. TS Nguyễn Long Giang - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin tuyên bố khai mạc hội thảo.
TS Nguyễn Văn Thiện tặng hoa cho hai báo cáo mời (PGS. TS Bùi Thu Lâm và TS Võ Sỹ Nam).
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm.
Lễ chuyển giao cờ luân lưu Hội thảo VNICT giữa 2 Lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp HN và Trường ĐH Kỹ thuật-Hậu cần CAND - đơn vị đăng cai tổ chức VNICT XXVI năm 2023.
Các thông tin và hình ảnh khác được update trên fanpage của Hội thảo
Xem thông tin 25 lần hội thảo đã diễn ra tại đây